Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Các Dưỡng Chất Cho Mẹ Bầu Để Con Khỏe Mạnh

Dinh dưỡng khi mang thai là mối quan tâm không nhỏ của các mẹ bầu, dưới đây là một vài gợi ý về các dưỡng chất cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ cùng tham khảo nhé:

Chất xơ

Táo bón là căn bệnh thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu, để giảm bớt tình trạng này chất xơ là một lựa chọn không thể thiếu của các mẹ. Chất xơ tuy không có nhiều giá trị về dinh dưỡng nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, nó được ví như chiếc chổi làm sạch đường tiêu hóa, giảm được các chất thải và chất độc trong cơ thể, từ đó giúp mẹ bầu cải thiện tiêu hóa và tránh được bệnh táo bón trong thời gian thai kỳ. Nguồn cung cấp chất xơ dồi dào là các loại rau củ quả, chúng không chỉ cung cấp nhiều chất xơ mà còn là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên mẹ bầu nên lưu ý khi sử dụng các loại rau củ quả nên rửa kỹ và không nên ăn các loại rau sống để tránh các loại ký sinh trùng có trên rau, để rau giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng mẹ có thể hấp hoặc nấu rau.

dinh dưỡng.jpg

Canxi

Canxi có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương của bé trong giai đoạn thai kỳ, đối với mẹ bầu canxi có vai trò giúp cho xương chắc khỏe và cho các hoạt động của cơ. Hơn nữa sau khi sinh lượng canxi của mẹ cũng sẽ giảm đi rất nhiều vì đây là một trong những thành phần củaSữa mẹ. Hiện nay đa phần các mẹ bầu đều thiếu canxi nếu chỉ thông qua đường ăn uống, để bổ sung canxi mẹ có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ và sử dụng các biện pháp bổ sung phù hợp. Canxi có nhiều trong sữa, súp lơ, các loại hạt, cá, tôm...

Sắt và axifolic

Cùng với canxi, sắt và axit folic cũng là những dưỡng chất rất quan trọng trong thai kỳ. Trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi sắt rất cần thiết để tổng hợp, phát triển hồng cầu, mạch máu và cơ. Khi mang thai nếu cơ thể mẹ thiếu sắt và axit folic có thể gây dị tật ống thần kinh của thai nhi, suy dinh dưỡng bào thai... Bản thân mẹ bầu cũng có thể bị hoa mắt, chóng mặt do thiếu sắt nặng hơn có thể có nguy cơ đẻ non, sảy thai thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Omega3


Omega3 có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển não bộ của bé tăng cường trí thông minh và hỗ trợ phát triển các kỹ năng của trẻ. Phụ nữ mang thai sử dụng omega3 thường xuyên giúp kích hoạt hệ miễn dịch sản sinh các kháng thể có lợi, phòng các bệnh tiêu hóa. Omega 3 có nhiều trong cá mòi, cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa đậu nành...

Vitamin D


Vitamin D có vai trò quan trọng thúc đẩy hấp thu canxi từ thực phẩm, hầu hết các mẹ bầu thường không hấp thu đủ lượng vitamin D trong thực phẩm nên dễ bị đau xương khớp. Để bổ sung vitamin D mẹ bầu nên tăng cường các loại thực phẩm như sữa, ngũ cốc, cá hồi...

Ngoài những dưỡng chất trên đây mẹ bầu cần ăn uống và bổ sung các loại vitamin, khoáng chất khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi, ngoài ra mẹ nên vận động nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh hơn. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm:
Sự hấp thu dinh dưỡng giữa bà bầu và thai nhi khác nhau như thế nào?!
Dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng mang thai
Làm Thế Nào Để Giảm Bớt Ốm Nghén Khi Mang Thai?
Nước Ối Và Vai Trò Của Nước Ối Trong Thai Kỳ

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí Khi Vỡ Ối

Vỡ ối là gì?

Nước ối là chất lỏng giàu dưỡng chất bao quanh thai nhi, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá mang thai giúp nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Ối bao gồm màng ối và nước ối, đây chính là môi trường sống của bé trong thời gian nằm trong bụng mẹ. Vỡ ối là tình trạng vỡ các màng bao bọc thai nhi khi gần sinh. Thông thường nó xảy ra một cách tự nhiên trước khi bắt đầu chuyển dạ. Đôi khi một đứa trẻ được sinh ra mà không vỡ túi ối (không vỡ màng ối).

nuoc-oi2.jpg

Dấu hiệu vỡ ối

Giai đoạn cuối của thai kỳ, nhất là những ngày gần sinh mẹ bầu có thể bị vỡ ối bất cứ khi nào, đa số mẹ bầu vỡ ối trước khi có dấu hiệu chuyển dạ, tuy nhiên cũng có nhiều người bị rỉ ối kéo dài trước lúc sinh gây ra cạn ối. Nếu bạn vị vỡ ối, bạn có thể cảm nhận được túi ối bị bục ra, nước từ âm đạo sẽ tràn ra nhiều, đối với những mẹ chưa có kinh nghiệm có thể hoang mang giữa nước ối và nước tiểu. Nước ối là chất lỏng thường trong suốt hoặc có màu trắng trong, đến ngày gần sinh có thể màu trắng đục trong khi nước tiểu màu vàng và có mùi.

Rỉ ối cũng là một trong những trường hợp thường gặp ở mẹ bầu, thông thường những mẹ bầu bị rỉ ối âm đạo sẽ tiết nhờn nhiều hơn bình thường và hiện tượng này kéo dài vài ngày trước khi chuyển dạ. Việc rỉ ối, vỡ ối khiến vi khuẩn, vi trùng dễ dàng xâm nhập có thể gây nhiễm trùng ối.Khi màng ối bị vỡ tác dụng bảo vệ ngăn vi khuẩn tử âm đạo, âm hộ sẽ không còn nữa dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng ối. Nhiễm trùng ối có thể gây nhiễm trùng thai, suy thai ở thài kỳ hậu sản có thể bị nhiễm trùng hậu sản, nhiễm khuẩn huyết...

Cách xử trí khi mẹ bầu vỡ ối

Phần lớn các trường hợp sau khi vỡ ối sẽ chuyển dạ tự nhiên, ở những mẹ bầu thai đủ 37 tuần trở lên việc sinh nở sẽ diễn ra trong vòng 24 giờ, còn với những trường hợp thai non hoặc trọng lượng thai quá nhỏ thì tỉ lệ tử vong cao nên khi này mẹ bầu nên nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều. Đối với mẹ bầu bị vỡ ối khi thai chưa đủ tháng cần được thường xuyên theo dõi và kiểm tra tình trạng nước ối và tình trạng thai nhi tại các cơ sơ y tế. Nếu bạn cảm thấy túi ối bị bục bạn nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra và xử lý kịp thời.

Xem thêm:
Nước Ối Và Vai Trò Của Nước Ối Trong Thai Kỳ
Thai Ngoài Tử Cung Hay Chửa Ngoài Dạ Con Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Kháng Thể Rh Là Gì? Tại Sao Phải Xét Nghiệm Kháng Thể Rh Khi Mang Thai?
Làm Thế Nào Để Giảm Bớt Ốm Nghén Khi Mang Thai?

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Tắc Vòi Trứng Ảnh Hưởng Tới Quá Trình Thụ Thai Như Thế Nào?

Tắc vòi trứng là gì?

Vòi trứng hay còn gọi là ống dẫn trứng là nơi để dẫn trứng từ buồng trứng về tử cung. Trứng và tinh trùng gặp nhau và kết hợp tại vòi trứng sau đó mới di chuyển về tử cung để làm tổ. Tắc vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị thu hẹp gây khó khăn cho việc di chuyển của trứng đã được thụ tinh về tử cung, có thể dẫn tới mang thai ngoài tử cung hoặc vô sinh.


tac-voi-trung-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.jpg

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tắc vòi trứng, dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp:
- Viêm nhiễm phụ khoa: Viêm nhiễm phụ khoa thường do vệ sinh vùng kín không đúng cách gây nhiễm khuẩn. Một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp: viêm âm đạo, viêm vòi trứng... Viêm nhiễm phụ khoa làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vòi trứng và gây bệnh.
- Nạo phá thai không an toàn: Việc nạo phá thai không an toàn có thể gây viêm nhiễm các cơ quan sinh sản, điều này khiến vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho vòi trứng.
- Đặt vòng tránh thai: Đặt vòng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tắc vòi trứng.
Ngoài ra bệnh tắc vòi trứng còn do nhiều nguyên nhân như: lạc nội mạc tử cung, các bệnh lý qua đường tình dục, phẫu thuật ổ bụng... làm cho vòi trứng bị sung máu, có thể có mủ rồi dính lại gây ra tắc nghẽn.

Triệu chứng của tắc vòi trứng

Vòi trứng được thông tới buồng trứng vì vậy tắc vòi trứng sẽ ảnh hưởng tới buồng trứng, một vài triệu chứng của tắc vòi trứng:
- Kinh nguyệt không đều: Vì buồng trứng và ống dẫn trứng có liên quan với nhau nên nếu ống dẫn trứng gặp vấn đề thì buồng trứng sẽ gặp ảnh hưởng vì vậy ảnh hưởng tới việc rụng trứng gây ra kinh nguyệt không đều.
- Đau bụng kinh: Những người bị tắc vòi trứng thường đau bụng trước ngày kinh, khi tới ngày hành kinh thì cơn đau sẽ nặng hơn.
Ngoài ra, khi bị tắc vòi trứng cơ thể phụ nữ còn nhiều triệu chứng khác như khi hư ra nhiều, có mùi hoặc màu khác thường, đau rát khi quan hệ...

Biến chứng của tắc vòi trứng

Vòi trứng bị tắc nghẽn cản trở trứng và tinh trùng gặp nhau vì vậy khó khăn cho việc thụ thai thậm chí có thể gây vô sinh. Hoặc trứng và tinh trùng đã gặp nhau thì sẽ khó khăn để di chuyển từ vòi trứng về tử cung mà gây ra tình trạng mang thai ngoai tử cung.

Để phát hiện và điều trị tắc vòi trứng kịp thời bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần tại các cơ sở y tế uy tín. Ngoài ra để phòng tránh bệnh lý tắc vòi trứng bạn nên vệ sinh phần phụ sạch sẽ và ăn uống đầy chất dinh dưỡng để có một sức khỏe tốt.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
Xem thêm:
Các Mẹ Có Chồng Tinh Trùng Yếu - Chia Sẻ Cách Chữa Bệnh
Những Điều Cần Biết Bệnh Tinh Trùng Yếu
Những Dưỡng Chất Cần Thiết Giúp Tăng Khả Năng Thụ Thai
Nguyên Nhân Gì Khiến Tinh Trùng Yếu? Làm Gì Để Cải Thiện Để Tăng Khả Năng Thụ Thai?

Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí Khi Vỡ Ối

Vỡ ối là gì?

Nước ối là chất lỏng giàu dưỡng chất bao quanh thai nhi, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá mang thai giúp nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Ối bao gồm màng ối và nước ối, đây chính là môi trường sống của bé trong thời gian nằm trong bụng mẹ. Vỡ ối là tình trạng vỡ các màng bao bọc thai nhi khi gần sinh. Thông thường nó xảy ra một cách tự nhiên trước khi bắt đầu chuyển dạ. Đôi khi một đứa trẻ được sinh ra mà không vỡ túi ối (không vỡ màng ối).

nuoc-oi2.jpg

Dấu hiệu vỡ ối

Giai đoạn cuối của thai kỳ, nhất là những ngày gần sinh mẹ bầu có thể bị vỡ ối bất cứ khi nào, đa số mẹ bầu vỡ ối trước khi có dấu hiệu chuyển dạ, tuy nhiên cũng có nhiều người bị rỉ ối kéo dài trước lúc sinh gây ra cạn ối. Nếu bạn vị vỡ ối, bạn có thể cảm nhận được túi ối bị bục ra, nước từ âm đạo sẽ tràn ra nhiều, đối với những mẹ chưa có kinh nghiệm có thể hoang mang giữa nước ối và nước tiểu. Nước ối là chất lỏng thường trong suốt hoặc có màu trắng trong, đến ngày gần sinh có thể màu trắng đục trong khi nước tiểu màu vàng và có mùi.

Rỉ ối cũng là một trong những trường hợp thường gặp ở mẹ bầu, thông thường những mẹ bầu bị rỉ ối âm đạo sẽ tiết nhờn nhiều hơn bình thường và hiện tượng này kéo dài vài ngày trước khi chuyển dạ. Việc rỉ ối, vỡ ối khiến vi khuẩn, vi trùng dễ dàng xâm nhập có thể gây nhiễm trùng ối.Khi màng ối bị vỡ tác dụng bảo vệ ngăn vi khuẩn tử âm đạo, âm hộ sẽ không còn nữa dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng ối. Nhiễm trùng ối có thể gây nhiễm trùng thai, suy thai ở thài kỳ hậu sản có thể bị nhiễm trùng hậu sản, nhiễm khuẩn huyết...

Cách xử trí khi mẹ bầu vỡ ối

Phần lớn các trường hợp sau khi vỡ ối sẽ chuyển dạ tự nhiên, ở những mẹ bầu thai đủ 37 tuần trở lên việc sinh nở sẽ diễn ra trong vòng 24 giờ, còn với những trường hợp thai non hoặc trọng lượng thai quá nhỏ thì tỉ lệ tử vong cao nên khi này mẹ bầu nên nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều. Đối với mẹ bầu bị vỡ ối khi thai chưa đủ tháng cần được thường xuyên theo dõi và kiểm tra tình trạng nước ối và tình trạng thai nhi tại các cơ sơ y tế. Nếu bạn cảm thấy túi ối bị bục bạn nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra và xử lý kịp thời.

Xem thêm:
Nước Ối Và Vai Trò Của Nước Ối Trong Thai Kỳ
Thai Ngoài Tử Cung Hay Chửa Ngoài Dạ Con Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Kháng Thể Rh Là Gì? Tại Sao Phải Xét Nghiệm Kháng Thể Rh Khi Mang Thai?
Làm Thế Nào Để Giảm Bớt Ốm Nghén Khi Mang Thai?

 

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Công Dụng Và Cách Đặt Thuốc Utrogestan

Công dụng của thuốc utrogestan

Utrogestan là thuốc được sử dụng để điều hòa nội tiết bên trong cơ thể phụ nữ. Utrogestan có thành phần chứa hooc môn progesteron, một loại hooc môn được sinh ra tự nhiên trong cơ thể nữ giới, hooc môn này đóng vai trò quan trọng làm mềm các cơ tử cung, giảm nhạy cảm của cơ tử cung từ đó có thể giữ thai đồng thời tạo điều kiện tốt cho niêm mạc tử cung chuẩn bị làm tổ cho trứng. Utrogestan thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp:

Đối với thuốc Utrogestan đặt âm đạo:

- Phụ nữ bị cắt buồng trứng thiếu hoàn toàn progesteron được chỉ định sử dụng Utrogestan để thay thế progesteron.
- Phụ nữ trong thời sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản cần bổ sung pha hoàng thể.
- Bổ sung cho pha hoàng thể trong trường hợp khả năng sinh sản kém hoặc vô sinh do rối loạn rụng trứng.
- Trường hợp bị dọa sẩy thai do suy hoàng thể.

Đối với thuốc Utrogestan đường uống:

Thuốc Utrogestan đường uống thường được chỉ định với các trường hợp rối loạn nội tiết có liên quan tới thiếu progesteron như: hội chứng tiền kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều do rối loạn rụng trứng, thay thế hooc môn trong giai đoạn mãn kinh...

Cách sử dụng thuốc Utrogestan

Thời gian sử dụng và liều lượng sử dụng utrogestan tùy thuộc vào nguyên nhân sử dụng thuốc và cơ thể mỗi người mà bác sỹ sẽ chỉ định sử dụng. Đối với thuốc uống bạn nên tuân thủ liều lượng theo đơn của bác sỹ. Đối với thuốc utrogestan đặt âm đạo nhiều người khi mới sử dụng có thể khó khăn trong cách đặt thuốc utrogestan, trước khi đặt thuốc bạn nên rửa tay sạch sẽ sau đó nhét thuốc vào âm đạo càng sâu càng tốt, có thể ngâm thuốc trong nước ấm trước 10-20 giây để nhét thuốc dễ dàng hơn, sau khi nhét thuốc vào âm đạo nên nằm nghỉ ngơi khoảng 15-20 phút. Để thuốc phát huy hết tác dụng không nên quan hệ ngay sau khi đặt thuốc.


utrogetan.jpg

Các lưu ý khác khi sử dụng thuốc Utrogestan

Với thuốc Utrogestan hay bất kỳ loại thuốc nào bạn không nên tự ý sử dụng mà cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Đối với thuốc uống Utrogestan:

Khi sử dụng thuốc uống Utrogestan có thể gây cảm giác buồn ngủ hoặc chóng mặt, trong trường hợp này có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để có thể giảm liều lượng hoặc đổi cách dùng thuốc. Một số trường hợp có thể thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, mất kinh hoặc chảy máu giữa chu kỳ kinh, đau đầu...

Đối với viên đặt âm đạo Utrogestan:

Viên đặt Utrogestan chỉ sử dụng bằng đường âm đạo. Đối với những người quá dị ứng với thành phần của thuốc có thể gây kích ứng tại chỗ. Sau khi đặt thuốc có thể ra các bã thuốc màu trắng, bạn không nên quá lo lắng về điều này mà nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước muối ấm và giữ khô ráo vùng kín để tránh viêm nhiễm.

Xem thêm:
Tắc Vòi Trứng Ảnh Hưởng Tới Quá Trình Thụ Thai Như Thế Nào?
Thai Ngoài Tử Cung Hay Chửa Ngoài Dạ Con Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Phương Pháp Hỗ Trợ Sinh Sản Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm(ivf)
Tìm Hiểu Về Hội Chứng Buồng Trứng Đa Nang (pcos) Và Cách Phòng Tránh
Xét Nghiệm Chọc Dò Nước Ối Khi Mang Thai
Kháng Thể Rh Là Gì? Tại Sao Phải Xét Nghiệm Kháng Thể Rh Khi Mang Thai?

7 Thực Phẩm Giàu Axit Folic Nhất Cho Mẹ Bầu


Ngũ cốc
Hầu hết các loại ngũ cốc đều cung cấp một hàm lượng đáng kể axit folic, trung bình một chén ngũ cốc có chứa khoảng 100 đến 400 mg axit folic. Do các loại ngũ cốc khác nhau có chứa hàm lượng axit folic khác nhau nên khi chọn mua ngũ cốc, các bà mẹ tương lai nên chú ý tỷ lệ hàm lượng axit folic trong đó để chọn được loại có tỷ lệ phần tram chất dinh dưỡng này cao nhất. Mẹ cũng nên chú ý chọn loại ngũ cốc có chứa thành phần chất xơ và ít đường. Cách dễ dàng nhất để bổ sung ngũ cốc trong khẩu phần ăn uống hàng ngày là ăn ngũ cốc với sữa vào bữa sáng, hay rắc lên sữa chua ăn kèm.

[​IMG]

Cách dễ dàng nhất để bổ sung ngũ cốc trong khẩu phần ăn uống hàng ngày là ăn ngũ cốc với sữa vào bữa sáng, hay rắc lên sữa chua ăn kèm.
Đậu lăng

Đậu lăng nấu chin có thể cung cấp cho mẹ 180 mg folate trên mỗi nửa bát. Bên cạnh đó, đậu lăng cũng chứa hàm lượng cao của protein, chất xơ và chứa ít chất béo. Mẹ nên mua đậu khô tại các cửa hàng thực phẩm sạch, sau đó rửa thật sạch bụi bẩn và các mảnh vụn vỏ. Mẹ có thể chế biến đậu lăng rất đơn giản bằng cách đun sôi trong vòng 15 tới 20 phút rồi thêm gia vị, hoặc thêm vào món súp hay món hầm đều được.

[​IMG]

Rau bina (cải bó xôi)

Trong nửa bát rau bina nấu chin có chứa tới khoảng 100 mg folate. Rau bina còn chứa một lượng đáng kể lutein và beta carotene giúp chống lại nhiều dạng ung thư. Loại rau này cũng chứa hàm lượng chất sắt phong phú, là một trong những loại rau lành mạnh và thích hợp nhất để các mẹ bầu ăn nhiều.

[​IMG]

Súp lơ

Trong số các loại rau, súp lơ có thể được gọi là ‘siêu rau’ thực sự với hàm lượng chất chống oxy hóa khá cao, có khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư nhất định. Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào trong súp lơ cũng giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón dễ gặp phải trong thai kỳ. Mỗi nửa bát súp lơ nấu chín có thể cung cấp cho mẹ tới 50 mg folate.

[​IMG]

Mỗi nửa bát súp lơ nấu chín có thể cung cấp cho mẹ tới 50 mg folate.

Măng tây

Măng tây là thức ăn có chứa hàm lượng axit folic khá cao, 5 cây măng tây có chứa khoảng 1000 mg axit folic. Khi nấu ăn măng tây không nên nấu quá lâu, tránh làm tổn thất nguồn axit folic quý giá. Thêm vào đó, măng tây cũng không chứa chất béo hay cholesterol, và còn cung cấp nguồn dồi dào kali và chất xơ.

[​IMG]

Dưa vàng

Dưa vàng không những rất thơm và ngọt mà còn chứa hàm lượng cao vitamin A, vitamin C và axit folic. Một phần tư trái dưa vàng có thể cung cấp cho mẹ khoảng 25 mg folate.

[​IMG]

Trứng

Trứng cũng là một nguồn bổ sung axít folic rất tốt, ngoài ra nó còn chứa nhiều protein và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ. Trung bình một quả trứng gà cung cấp cho mẹ khoảng 25 mg axit folic.

[​IMG]


Các Mẹ Được Thưởng Tết Bao Nhiêu?

Sắp tới tết rồi, em nghe mọi người nói tới thưởng tết mà hóng quá. Tình hình em mới đi làm được 9 tháng, chưa biết tới được thưởng tết nó như thế nào.
Mọi người được thưởng tết bao nhiêu?