Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Thai Ngoài Tử Cung Hay Chửa Ngoài Dạ Con Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung hay còn gọi là chửa ngoại dạ con là trường hợp mang thai nhưng thai làm tổ ngoài buồng tử cung, thường là ở vòi trứng gây vỡ vòi trứng, chảy máu ổ bụng và nguy hiểm tới tính mạng.

dau-hieu-thai-ngoai-tu-cung.jpg 

Nguyên nhân 

Có nhiều nguyên nhân gây thai ngoài tử cung, nhưng nguyên nhân thường gặp là do viêm nhiễm vòi trứng, lòng vòi trứng bị hẹp hoặc bị tắc, hoặc do vòi trứng co thắt nhu động thất thường khiến trứng và tinh trùng sau khi được kết hợp không thể đi xuống tử cung được mà làm tổ ngay tại vòi trứng. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như: u nang buồng trứng, viêm nhiễm vùng chậu...

Mang thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào, khi thai vỡ máu tràn vào ổ bụng khiến người bệnh có thể tử vong nếu không chữa trị kịp thời hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản.

Triệu chứng

Đối với những người mang thai ngoài tử cung thường có một vài biểu hiện dưới đây:
- Trễ kinh, rong kinh: Một số người khi mang thai ngoài tử cung bị mất kinh, trễ kinh tuy nhiên cũng có người bị ra huyết trước ngày hành kinh và kéo dài nên không nghĩ rằng mình có thai. Lượng máu thường ít, bầm đen và không đông lại.
- Đau bụng: Sau khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ bên ngoài tử cung sẽ phát triển bên trong vòi trứng gây đau bụng bên vòi trứng được làm tổ. Tình trạng này đau âm ỉ và thỉnh thoảng lại đau nhói.

Khi thai ngoài tử cung bị vỡ người bệnh thường có những triệu chứng như: rong kinh, đau bụng dữ dội, cơ thể mệt mỏi và huyết áp tụt, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Mang thai ngoài tử cung ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của phụ nữ, để hạn chế rủi ro khi mang thai mẹ nên đi khám tiền sản để hạn chế được những điều không mong muốn khi mang thai.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
Xem thêm:
Phương Pháp Hỗ Trợ Sinh Sản Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm(ivf)
Nguyên Nhân Gì Khiến Tinh Trùng Yếu? Làm Gì Để Cải Thiện Để Tăng Khả Năng Thụ Thai?
Tìm Hiểu Về Phương Pháp Bơm Tinh Trùng Vào Tử Cung I.u.i
Làm Thế Nào Để Giảm Bớt Ốm Nghén Khi Mang Thai?
Tìm Hiểu Về Hội Chứng Buồng Trứng Đa Nang (pcos) Và Cách Phòng Tránh

Tắc Vòi Trứng Ảnh Hưởng Tới Quá Trình Thụ Thai Như Thế Nào?

Tắc vòi trứng là gì?

Vòi trứng hay còn gọi là ống dẫn trứng là nơi để dẫn trứng từ buồng trứng về tử cung. Trứng và tinh trùng gặp nhau và kết hợp tại vòi trứng sau đó mới di chuyển về tử cung để làm tổ. Tắc vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị thu hẹp gây khó khăn cho việc di chuyển của trứng đã được thụ tinh về tử cung, có thể dẫn tới mang thai ngoài tử cung hoặc vô sinh.

tac-voi-trung-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.jpg 

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tắc vòi trứng, dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp:
- Viêm nhiễm phụ khoa: Viêm nhiễm phụ khoa thường do vệ sinh vùng kín không đúng cách gây nhiễm khuẩn. Một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp: viêm âm đạo, viêm vòi trứng... Viêm nhiễm phụ khoa làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vòi trứng và gây bệnh.
- Nạo phá thai không an toàn: Việc nạo phá thai không an toàn có thể gây viêm nhiễm các cơ quan sinh sản, điều này khiến vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho vòi trứng.
- Đặt vòng tránh thai: Đặt vòng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tắc vòi trứng.
Ngoài ra bệnh tắc vòi trứng còn do nhiều nguyên nhân như: lạc nội mạc tử cung, các bệnh lý qua đường tình dục, phẫu thuật ổ bụng... làm cho vòi trứng bị sung máu, có thể có mủ rồi dính lại gây ra tắc nghẽn.

Triệu chứng của tắc vòi trứng

Vòi trứng được thông tới buồng trứng vì vậy tắc vòi trứng sẽ ảnh hưởng tới buồng trứng, một vài triệu chứng của tắc vòi trứng:
- Kinh nguyệt không đều: Vì buồng trứng và ống dẫn trứng có liên quan với nhau nên nếu ống dẫn trứng gặp vấn đề thì buồng trứng sẽ gặp ảnh hưởng vì vậy ảnh hưởng tới việc rụng trứng gây ra kinh nguyệt không đều.
- Đau bụng kinh: Những người bị tắc vòi trứng thường đau bụng trước ngày kinh, khi tới ngày hành kinh thì cơn đau sẽ nặng hơn.
Ngoài ra, khi bị tắc vòi trứng cơ thể phụ nữ còn nhiều triệu chứng khác như khi hư ra nhiều, có mùi hoặc màu khác thường, đau rát khi quan hệ...

Biến chứng của tắc vòi trứng

Vòi trứng bị tắc nghẽn cản trở trứng và tinh trùng gặp nhau vì vậy khó khăn cho việc thụ thai thậm chí có thể gây vô sinh. Hoặc trứng và tinh trùng đã gặp nhau thì sẽ khó khăn để di chuyển từ vòi trứng về tử cung mà gây ra tình trạng mang thai ngoai tử cung.

Để phát hiện và điều trị tắc vòi trứng kịp thời bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần tại các cơ sở y tế uy tín. Ngoài ra để phòng tránh bệnh lý tắc vòi trứng bạn nên vệ sinh phần phụ sạch sẽ và ăn uống đầy chất dinh dưỡng để có một sức khỏe tốt.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
Xem thêm:
Các Mẹ Có Chồng Tinh Trùng Yếu - Chia Sẻ Cách Chữa Bệnh
Những Điều Cần Biết Bệnh Tinh Trùng Yếu
Những Dưỡng Chất Cần Thiết Giúp Tăng Khả Năng Thụ Thai
Nguyên Nhân Gì Khiến Tinh Trùng Yếu? Làm Gì Để Cải Thiện Để Tăng Khả Năng Thụ Thai?

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Tìm Hiểu Về Hội Chứng Buồng Trứng Đa Nang (pcos) Và Cách Phòng Tránh

Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?

Hội chứng buồng trứng đa nang còn có tên chuyên ngành là POLYCYSTIC OVARY SYNDROME (PCOS) là bệnh gây ra do mất cân bằng nội tiết tố gây rối loạn chức năng buồng trứng. Ở người bình thường hàng tháng cơ thể sản sinh ra một trứng chín và rụng( phóng noãn) nhưng với người mắc bệnh buồng trứng đa nang do rối loạn hooc môn sinh sản gây ra noãn không được phóng ra mà hình thành và phát triển tại ngay nang trứng, tạo ra các nang nhỏ phân bố trên bề nặt buồng trứng gây ra bệnh đa nang buồng trứng.

Nguyên nhân chính xác của hội chứng buồng trứng đa nang hiện nay chưa được xác định rõ, tuy nhiên những người bị buồng trứng đa nang thường có sự gia tăng bất trường về nồng độ testosterone và LH, những chất này gây ảnh hưởng tới sự phát triển của nang noãn. Người mắc bệnh này thường khó có con vì trứng không phóng noãn nên sẽ không thể kết hợp với tinh trùng tạo thành phôi.

da-nang-buong-trung.jpg

Dấu hiệu của buồng trứng đa nang

Mỗi người có mức độ biểu hiện bệnh khác nhau tùy vào cơ thể từng người, để không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản chị em phụ nữ nên điều trị dứt điểm, dưới đây là một vài dấu hiệu thường gặp:
- Kinh nguyệt không đều: Buồng trứng đa nang do rối loạn nội tiết gây nên vì vậy ảnh hưởng không nhỏ tới chu kỳ kinh nguyệt. Người bị buồng trứng đa nang thường có chu kỳ kinh nguyệt thưa hơn bình thường.
- Rậm lông, rụng tóc, nhiều mụn: Người mắc buồng trứng đa nang do cường hooc môn sinh dục nam thường sẽ thay đổi nội tiết khiến chị em mọc râu, xuất hiện nhiều lông trên cơ thể, mụn mọc nhiều hơn có người rụng tóc thậm chí hói đầu.
Ngoài ra người mắc buồng trứng đa nang thường ảnh hưởng tới sự kháng insulin nên người mắc bệnh dễ mắc các bệnh tiểu đường, tăng cân, béo phì. Để phát hiện sớm và chính xác buồng trứng đa nang bạn nên đi khám và siêu âm để có kết quả sớm nhất.

Cách phòng tránh buồng trứng đa nang

Những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường bị mất cân bằng nội tiết và mức độ insulin trong máu, từ đó gây tăng cân quá nhanh, chu kỳ kinh không đều, có thể dẫn tới vô sinh. Nhiều nhà khoa học cho rằng buồng trứng đa nang là một bệnh di truyền và nó cũng liên quan mật thiết tới những độc tố trong cơ thể bạn, để hạn chế khả năng mắc buồng trứng đa nang bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt như:
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh ăn thực phầm chứa nhiều tinh bột, đường, chất béo...
- Nên ăn thực phẩm tươi, tự chế biến. Ăn nhiều chất xơ, hoa quả...
- Tập thể dục đều đặn giúp bạn có sức khỏe tốt, điều khiển được cân nặng. Nhiều trường hợp mắc buồng trứng đa nang giảm được bệnh khi giảm được cân nặng.
Buồng trứng đa nang là căn bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của phụ nữ, để có một cơ thể khỏe mạnh bạn nên tự tạo thói quen ăn uống, tập luyện hợp lý và giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan.

Xem thêm:
Đau Bụng Kinh Có Ảnh Hưởng Tới Sinh Sản Hay Không?
Những Dưỡng Chất Cần Thiết Giúp Tăng Khả Năng Thụ Thai
Nấm Âm Đạo Ảnh Hưởng Như Thế Nào Tới Sức Khỏe Phụ Nữ
Buồng Trứng Đa Nang Và Buồng Trứng Có Nhiều Nang Nhỏ Có Gì Khác Nhau K?

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Phương Pháp Hỗ Trợ Sinh Sản Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm(ivf)

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm IVF (In Vitro Fertilisation) là một trong số những biện pháp hỗ trợ sinh sản thường gặp hiện nay. Biện pháp này thường áp dụng khi cơ quan sinh sản phụ nữ không đảm bảo khả năng mang thai tự nhiên, khi này người ta cho trứng và tinh trùng đã được lọc rửa gặp nhau trong môi trường nhân tạo để thụ tinh, sau khi thụ tinh thành phôi sẽ được chuyển vào buồng tử cung. Sau khi phôi được chuyển vào tử cung của người vợ sẽ được theo dõi trong khoảng 2 tuần, sau 2 tuần này có thể xác định có đậu thai thành công hay không.

ivf.jpg 

Trường hợp nào cần sử dụng biện pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF)

Thụ tinh ống nghiệm thường là biện pháp được lựa chọn cuối cùng trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản của các cặp hiếm muộn sau khi đã thử nhiều biện pháp hỗ trợ sinh sản mà không thành công. Ngoài ra, thụ tinh ống nghiệm được các bác sỹ chỉ định với những trường hợp tắc ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, bệnh nhân nhiều tuổi, tinh trùng yếu và kém vận động hoặc các trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân.

Trong quá trình thực hiện thụ tinh ống nghiệm vợ chồng cần lưu ý vài điểm dưới đây:
- Không hút thuốc, không sử dụng rượu bia hay các chất kích thích. Thuốc lá và rượu bia chứa nhiều chất không tốt với trứng và tinh trùng, có thể làm giảm chất lượng trứng và tinh trùng, làm giảm khả năng thụ thai.
- Không sử dụng các loại thuốc không theo chỉ định của bác sỹ. Có nhiều loại thuốc ảnh hưởng không tốt tới quá trình rụng hay làm tổ của trứng, hoặc có những loại làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị trong vô sinh vì vậy trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc hay thảo dược nào bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ.
- Hạn chế vận động, thể dục thể thao vì phôi mới chuyển tới tử cung nếu bạn hoạt động quá mạnh khiến phôi khó có thể làm tổ tại tử cung.
Ngoài ra nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong suốt quá trình để luôn có một cơ thể khỏe mạnh.
Sự thụ thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm có thành công hay không ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, tùy thuộc vào cơ thể từng người, hơn nữa là tuổi tác của người phụ nữa khi thực hiện, tuổi càng lớn thì tỉ lệ thụ thai thành công càng thấp.

Biến chứng của IVF là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm hay các biện pháp hỗ trợ sinh sản khác dù an toàn đến đâu cũng có thể xảy ra những rủi ro và biến chứng không mong muốn. Để lấy trứng thụ tinh với tinh trùng thông thường bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng, khi buồng trứng được kích thích quá độ có thể gây ra hội trứng quá kích buồng trứng. Nhiều trường hợp khác có thể mang đa thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Ngoài ra khi làm IVF sử dụng thao tác dùng kim đam vào buồng trứng có thể gây chảy máu điểm kim đâm tại buồng trứng, tử cung... gây tổn thương ruột, xuất huyết nội tạng... Trong những trường hợp đó nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng con người.

Xem thêm:
Nguyên Nhân Gì Khiến Tinh Trùng Yếu? Làm Gì Để Cải Thiện Để Tăng Khả Năng Thụ Thai?
Tìm Hiểu Về Phương Pháp Bơm Tinh Trùng Vào Tử Cung I.u.i
Tìm Hiểu Về Hội Chứng Buồng Trứng Đa Nang (pcos) Và Cách Phòng Tránh

Thai Ngoài Tử Cung Hay Chửa Ngoài Dạ Con Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung hay còn gọi là chửa ngoại dạ con là trường hợp mang thai nhưng thai làm tổ ngoài buồng tử cung, thường là ở vòi trứng gây vỡ vòi trứng, chảy máu ổ bụng và nguy hiểm tới tính mạng.

dau-hieu-thai-ngoai-tu-cung.jpg 

Nguyên nhân 

Có nhiều nguyên nhân gây thai ngoài tử cung, nhưng nguyên nhân thường gặp là do viêm nhiễm vòi trứng, lòng vòi trứng bị hẹp hoặc bị tắc, hoặc do vòi trứng co thắt nhu động thất thường khiến trứng và tinh trùng sau khi được kết hợp không thể đi xuống tử cung được mà làm tổ ngay tại vòi trứng. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như: u nang buồng trứng, viêm nhiễm vùng chậu...

Mang thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào, khi thai vỡ máu tràn vào ổ bụng khiến người bệnh có thể tử vong nếu không chữa trị kịp thời hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản.

Triệu chứng

Đối với những người mang thai ngoài tử cung thường có một vài biểu hiện dưới đây:
- Trễ kinh, rong kinh: Một số người khi mang thai ngoài tử cung bị mất kinh, trễ kinh tuy nhiên cũng có người bị ra huyết trước ngày hành kinh và kéo dài nên không nghĩ rằng mình có thai. Lượng máu thường ít, bầm đen và không đông lại.
- Đau bụng: Sau khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ bên ngoài tử cung sẽ phát triển bên trong vòi trứng gây đau bụng bên vòi trứng được làm tổ. Tình trạng này đau âm ỉ và thỉnh thoảng lại đau nhói.

Khi thai ngoài tử cung bị vỡ người bệnh thường có những triệu chứng như: rong kinh, đau bụng dữ dội, cơ thể mệt mỏi và huyết áp tụt, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Mang thai ngoài tử cung ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của phụ nữ, để hạn chế rủi ro khi mang thai mẹ nên đi khám tiền sản để hạn chế được những điều không mong muốn khi mang thai.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
Xem thêm:
Phương Pháp Hỗ Trợ Sinh Sản Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm(ivf)
Nguyên Nhân Gì Khiến Tinh Trùng Yếu? Làm Gì Để Cải Thiện Để Tăng Khả Năng Thụ Thai?
Tìm Hiểu Về Phương Pháp Bơm Tinh Trùng Vào Tử Cung I.u.i
Làm Thế Nào Để Giảm Bớt Ốm Nghén Khi Mang Thai?
Tìm Hiểu Về Hội Chứng Buồng Trứng Đa Nang (pcos) Và Cách Phòng Tránh

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Tìm Hiểu Về Phương Pháp Bơm Tinh Trùng Vào Tử Cung I.u.i

Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung là gì?

Bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) là một trong những phương pháp thụ tinh nhân tạo điều trị vô sinh đã có và được áp dụng từ lâu, mặc dù kỹ thuật không quá phức tạp nhưng để thành công cũng là điều không đơn giản. Phương pháp này sử dụng một ống thông nhỏ đưa các tinh trùng đã được chọn lọc bơm trực tiếp vào tử cung nhằm tăng số lượng tinh trùng vào vòi trứng để tăng khả năng thụ thai.


iuii.jpg

Những trường hợp cần bơm tinh trùng vào buồng tử cung

Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung áp dụng cho những trường hợp vô sinh, đây là biện pháp đầu tiên trong điều trị vô sinh. Tuy nhiên để thực hiện biện pháp này người vợ cần có ít nhất một trong hai vòi trứng thông tốt, chu kỳ cần có trứng rụng. Bơm tinh trùng thường áp dụng trong các trường hợp như:
- Người chồng có tinh trùng yếu nhẹ về chất lượng cũng như số lượng, cơ thể người vợ hoặc chồng có kháng thể kháng tinh trùng.
- Cổ tử cung của người vợ có vấn đề bất thường như viêm nhiễm...
- Vùng chậu của người vợ bị dính nhẹ.
- Vô sinh không rõ nguyên nhân.
Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như lạc nội mạc tử cung dạng nhẹ, rối loạn phóng noãn hoặc người chồng không có tinh trùng nên bơm tinh trùng của người khác.

Người vợ và người chồng cần chuẩn bị gì để thực hiện IUI

Để nâng cao khả năng thụ thai người vợ và người chồng cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để có một sức khỏe tốt, trước ngày thực hiện IUI vợ chồng nên kiêng quan hệ từ 3-5 ngày để đảm bảo chất lượng tinh trùng. Vào ngày thực hiện, người chồng cần lấy tinh trùng và đưa tới phòng xét nghiệm nam khoa, ở đây tinh trùng sẽ được lọc rửa và chọn lọc, sau đó tinh trùng sẽ được đưa vào một ống thông nhỏ để bơm vào tử cung của người vợ. Sau khi thực hiện người vợ cần nằm nghỉ ngơi khoảng 15 phút, tinh trùng được bơm vào tử cung đã được cô đặc vì vậy thông thường rất ít khi bị chảy ra ngoài. Nếu như âm đạo ẩm ướt sau khi bơm tinh trùng thì có thể là dịch nhầy ở cố tử cung chảy ra hoặc nước muối sinh lý để lau rửa âm đạo.

Biến chứng có thể xảy ra sau khi thực hiện IUI

Thực hiện IUI có ít biến chứng, các biến chứng thường gặp là:
- Hội chứng quá kích buồng trứng: Hội chứng này tùy thuộc vào cơ thể từng người và các phác đồ sử dụng thuốc tỉ lệ này có thể thay đổi.
- Đa thai: Khi bơm tinh trùng vào buồng tử cung cần kích thích các nang noãn phát triển, nếu có nhiều nang noãn trưởng thành rụng xuống có thể sinh ra tình trạng mang thai đa thai.
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng thường do nguyên nhân kỹ thuật, dụng cụ để bơm tinh trùng.
Ngoài các biến chứng trên đây tùy vào cơ thể mỗi người mà có những biến chứng khác nhau, có thể là tỉ lệ sảy thai cao hơn bình thường, viêm nhiễm vòi trứng, đau bụng...

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung là phương pháp điều trị hiếm muộn khá phổ biến vì kỹ thuật đơn giản, ít nguy hiểm, rẻ tiền tuy nhiên tỉ lệ thành công còn tùy thuộc vào độ tuổi, cơ thể của người bệnh và các kỹ thuật bơm tinh trùng. Nhiều người thành công trong những lần thực hiện đầu tiên nhưng cũng không ít người phải trải qua nhiều lần mới có thể thành công. Để nhanh chóng đón bé yêu bố mẹ cần bồi bổ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Xem thêm:
Xét Nghiệm Triple Test
Xét Nghiệm Chọc Dò Nước Ối Khi Mang Thai
Acid Folic Với Phụ Nữ Mang Thai
Làm Thế Nào Để Giảm Bớt Ốm Nghén Khi Mang Thai?

Nguyên Nhân Gì Khiến Tinh Trùng Yếu? Làm Gì Để Cải Thiện Để Tăng Khả Năng Thụ Thai?

Tinh trùng yếu là gì?

Để thụ thai thành công thì tinh trùng của nam giới cần phải gặp được trứng của nữ giới, tuy nhiên quãng đường di chuyển của tinh trùng từ âm đạo về tử cung là một quãng đường không hề đơn giản, phải trải qua nhiều thử thách mà ở đây những tinh trùng không đủ "sức mạnh" sẽ chết dần. Tinh trùng yếu tình trạng tinh trùng chết, nằm im quá nhiều, tỉ lệ các tinh trùng chuyển động thẳng và nhanh quá ít. Nếu nam giới có tinh trùng yếu thì khả năng sinh sản sẽ giảm và có thể gây vô sinh.

trieu-chung-va-dau-hieu-cua-tinh-trung-yeu.jpg

Nguyên nhân khiến tinh trùng yếu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tinh trùng yếu, dưới đây là những nguyên nhân thường mắc phải ở nam giới:
- Thiếu chất dinh dưỡng: Nhiều nam giới mắc phải chứng tinh trùng yếu vì thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin C, kẽm... Các chất này có ảnh hưởng tới số lượng cũng như chất lượng của tinh trùng.
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý: Nam giới làm việc quá nhiều hoặc làm việc quá sức có thể gây rối loạn nhịp sinh học, khiến lượng tinh trùng giảm sút.
- Sử dụng các thực phẩm gây tinh trùng yếu: Rượu bia, các chất kích thích, thuốc lá, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành... là các loại thực phẩm gây yếu tinh trùng cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Căng thẳng thường xuyên: Sống trong căng thẳng, lo âu kéo dài ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể cũng như các hooc môn cần thiết cho sản xuất tinh trùng, vì vậy tâm lý luôn căng thẳng có thể gây ra tinh trùng yếu.
- Do mắc các bệnh lý: Các bệnh lây qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai, lậu hoặc các bệnh viêm nhiễm tinh hoàn có thể ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng tinh trùng.

Làm gì để cải thiện tình trạng tinh trùng yếu?

Để cải thiện tình trạng tinh trùng yếu cần biết nguyên nhân gây ra tinh trùng yếu. Đối với những những người mắc tinh trùng yếu do bệnh lý trước hết cần điều trị bệnh lý, sau đó mới có thể cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng với những phương pháp sau:
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là kẽm và vitamin C. Kẽm giúp tăng chất lượng tinh trùng còn vitamin C giúp tinh trùng không bị vón cục.
- Hạn chế các thói quen có hại như thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
- Luyện tập thể dục thể thao với cường độ vừa phải giúp bạn nâng cao sức khỏe và làm tăng chất lượng tinh trùng.
Ngoài ra để cải thiện được tình trạng tinh trùng yếu nam giới nên giữ tinh thần luôn thoải mái, lưu ý tới môi trường làm việc nên hạn chế với các hóa chất độc hại để tinh trùng luôn khỏe mạnh.

Xem thêm:
Các Mẹ Có Chồng Tinh Trùng Yếu - Chia Sẻ Cách Chữa Bệnh
Những Điều Cần Biết Bệnh Tinh Trùng Yếu
Những Dưỡng Chất Cần Thiết Giúp Tăng Khả Năng Thụ Thai

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Buồng Trứng Đa Nang Và Buồng Trứng Có Nhiều Nang Nhỏ Có Gì Khác Nhau K?

Các mẹ có kinh nghiệm cho e hỏi câu hơi ngu tí ạ, buồng trứng đa nang và buồng trứng có nhiều nang, kích thước nang nhỏ nhất là 6mm thì có gì khác nhau không ạ/. Hôm qua e đi SA bác sỹ ghi ở phiếu sa là buồng trứng trái có nhiều nang nhỏ, kích thước nang nhỏ nhất là 6mm, buồng trứng phải có nhiều nang nhỏ, kích thước nang lớn nhất là 8mm. Mới đầu e nghĩ như này là bị BTDN rùi, nhưng bác sĩ bảo e như vậy k phải BTDN, cái này không ảnh hưởng gì, phải có các nang trứng thế này mới có thể có thai mà e thấy cứ bị ngu ngu, chả hiểu gì cả. Ai thông tỏ giúp e với!!!!

 

Xem thêm các chủ đề tạo bởi Huy Lân

Đau Bụng Kinh Có Ảnh Hưởng Tới Sinh Sản Hay Không?

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là tình trạng đạu quặn vùng bụng dưới ở một số chị em phụ nữ vào trước hoặc trong thời gian hành kinh. Tùy cơ địa mỗi người mà biểu hiện đau nặng nhẹ khác nhau.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng kinh, với mỗi người có thế có các nguyên nhân khác nhau. Trong thời kỳ kinh nguyệt trứng không được thụ tinh sẽ bị đẩy ra ngoài cùng với lớp lót niêm mạc tử cung. Để đẩy lớp niêm mạc ra ngoài tử cung cần co bóp mạnh, việc tử cung co bóp quá mạnh có thể dẫn tới đau bụng kinh. Đau bụng kinh được chia làm hai loại:
- Đau bụng kinh nguyên phát: Thường gặp ở các bạn gái mới bước vào tuổi có kinh và kéo dài vài năm. Nguyên nhân do sự co bóp quá mức của tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài.
- Đau bụng kinh thứ phát: Sau khi chu kỳ kinh nguyệt đã ổn định mà bạn vẫn tiếp tục bị đau bụng trong thời gian hành kinh được gọi là đau bụng kinh thứ phát. Nguyên nhân có thể do viêm nhiễm âm đạo hoặc các bệnh lây qua đường tình dục.

dau-bung-kinh-co-nguy-hiem-khong.jpg
Đau bụng kinh có ảnh hưởng tới sinh sản hay không?

Đau bụng kinh với bất kể nguyên nhân gì đều có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ, một số trường hợp có thể ảnh hưởng xấu tới các ống dẫn trứng như:
- Lạc nội mạc tử cung: Hàng tháng mỗi khi trứng rụng mà không được thụ tinh sẽ bị đẩy ra ngoài cùng lớp nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung là tình trạng lớp nội mạc này đi ngược trở lại khoang bụng, bám vào những chỗ bên ngoài tử cung và phát triển.
- Viêm vùng chậu: Là bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi sinh đẻ gây nên bởi tình trạng nhiễm trùng của tử cung, vòi trứng, buồng trứng và các cơ quan lân cận.

Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn tới đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt như u xơ tử cung, các bệnh về đường sinh dục... Để đảm bảo sức khỏe sinh sản bạn cần đi khám bác sĩ để biết chính xác cơn đau của mình xuất hiện từ đâu và có ảnh hưởng gì nghiêm trọng hay không.

Làm thế nào để giảm bớt đau bụng kinh?

Dưới đây là một vài phương pháp có thể giảm những cơn đau bụng kinh:

- Giữ ấm cho cơ thể: Cơ thể được giữ ấm thúc đẩy máu lưu thông, thư giãn cơ bắp nhờ vậy mà sự co thắt của tử cung sẽ được giảm xuống, bạn có thể uống nước ấm và dùng các túi ủ nóng đặt lên bụng trong vài phút để giảm cơn đau.
- Massage phần bụng dưới: Massage vùng bụng dưới nhẹ nhàng giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột làm giảm đau bụng kinh.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm và giúp giảm cơn đau.

Ngoài ra để giảm bớt triệu chứng đau bụng kinh bạn cần tập thể dục thường xuyên, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng vận động nhẹ nhàng và hạn chế các chất kích thích như trà, cà phê...

Xem thêm:
Những Dưỡng Chất Cần Thiết Giúp Tăng Khả Năng Thụ Thai
Khám Tiền Sản Bao Gồm Những Gì?
Dấu Hiệu Nhận Biết Ngày Rụng Trứng Để Nâng Cao Khả Năng Có Thai

 

Xem thêm các chủ đề tạo bởi Huy Lân