Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Khám Tiền Sản Bao Gồm Những Gì?

Khám tiền sản để làm gì?

Làm cha mẹ là thiên chức mà hầu hết ai cũng mong muốn được trở thành, tuy nhiên trong thời buổi ô nhiễm môi trường, bệnh tật, rau thịt hóa chất như hiện nay, cùng với sự tha hóa của một bộ phận thanh niên mà thiên chức ấy dường như không phải ai cũng có thể trở thành. Hơn nữa ai cũng mong muốn con mình được khỏe mạnh, thông minh ngay từ khi còn là bào thai. Để hạn chế được bệnh tật không mong muốn hay các rủi ro khi mang thai và sinh nở của cả mẹ và con nhiều bậc cha mẹ trước khi mang thai đã đi khám tiền sản.

khám.jpg

Khám tiền sản bao gồm những gì?

Cả nam và nữ đều có thể mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, vì vậy việc đi khám là rất cần thiết. Khám tiền sản bao gồm khám sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản.

Đối với sức khỏe tổng thể:
Bạn cần làm một vài kiểm tra xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ, dưới đây là một vài xét nghiệm cơ bản thường gặp:

- Xét nghiệm máu, công thức máu: Giúp bạn kiểm tra có bị mắc các bệnh về đường máu hay các bệnh lây cho con hay không, các chất trong máu có phản ứng với thuốc hay không cũng như có bị thiếu máu, thiếu sắt hay không. Từ đó bác sĩ sẽ cho lời khuyên ngủ, nghỉ thích hợp.

- Xét nghiệm nước tiểu: Với xét nghiệm nước tiểu, bạn có thể phát hiện được mình có bị tiểu đường hay không, hoặc thận có vấn đề hay không. Từ đó hạn chế được tình trạng tiền sản giật.

- Tiêm phòng một số bệnh như cúm, rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B… Nên tiêm ít nhất 3 tháng trước khi quyết định mang thai đối với nữ

Đối với sức khỏe sinh sản: Khi khám sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ, bác sĩ đều khám cơ quan sinh dục để xem có gì bất thường không, nhiễm sắc thể đồ để phát hiện có các di truyền bất thường có thể di truyền cho thế hệ sau hay không, xét nghiệm xem có mắc các chứng bệnh lây qua đường tình dục hay không như: viêm gan B, HIV, giang mai... tiếp đó đi khám chuyên sâu như:

- Đối với nam: Xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra khả năng thụ thai, nếu có bất thường sẽ được điều trị sớm.

- Đối với nữ: Siêu âm tử cung buồng trứng để phát xem có những dấu hiệu bất thường như u nang buông trứng, tắc vòi trứng... hay không. Xét nghiệm nội tiết để định lượng chẩn đoán nội tiết của phụ nữ có khả năng sinh sản hay không.

Ngoài ra có thể phát sinh các xét nghiệm, kiểm tra theo yêu cầu của bác sĩ để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Tiêm phòng trước khi mang thai

Dưới đây là một vài mũi tiêm phòng cơ bản cho các mẹ chuẩn bị mang thai:

-Tiêm phòng rubella: Nếu mẹ bị nhiễm rubella trong thời gian thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu và tháng cuối thai kỳ có thể gây sẩy thai, sinh non, hoặc con dễ bị dị tật bẩm sinh. Thời gian có thể mang thai sau tiêm từ 3 tháng trở lên.

- Tiêm phòng thủy đậu: khoảng 2% trẻ bị dị tật bẩm sinh do mẹ mắc thủy đậu trong thời gian thai kỳ, ngoài ra người mẹ nhiễm virut này có thể truyền sang cơ thể con trong khi sinh nở. Không nên mang thai trong vòng 2 tháng sau khi tiêm

- Tiêm phòng viêm gan B: Mẹ mắc viêm gan B có thể lây sang con, bệnh này dễ chuyển thành ung thư gan. Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được.

Ngoài ra mẹ còn có thể tiêm phòng cúm, viêm não mô cầu, viêm gan siêu vi... Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe có nên tiêm hay không, thời gian mang bầu cho từng loại tiêm phòng.

Xem thêm:
Dấu Hiệu Nhận Biết Ngày Rụng Trứng Để Nâng Cao Khả Năng Có Thai
Bị Cúm Ở Tuần Thứ 12, Các Mẹ Giúp Em Với
Dấu Hiệu Thụ Thai Thành Công
Đau Ngực Khi Có Thai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét